Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - Di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng Cần Thơ

29/01/2024 27.999

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa không chỉ là di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng mà còn là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ghé đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về vị anh hùng tứ kiệt Bùi Hữu Nghĩa cũng như khám phá kiến trúc giả cổ độc đáo của khu tưởng niệm.

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cùng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là một trong những di tích văn hóa - lịch sử được nhiều du khách quan tâm. Nếu có dịp du lịch Cần Thơ, bạn hãy dành thời gian ghé thăm khu di tích để tìm hiểu nhiều hơn về cuộc đời, sự nghiệp cũng như đóng góp của một nhân tài tài đức vẹn toàn nhưng cũng đầy truân chuyên.

1. Tiểu sử Bùi Hữu Nghĩa - danh nhân văn hóa xứ Tây Đô

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - hiệu Nghi Chi - sinh năm 1807, mất năm 1872. Quê quán tại thôn Long Tuyền, tổng Định Thới, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (ngày nay là khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Năm Ất Mùi (1835), ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) của kỳ thi Hương ở Gia Định - năm Minh Mạng thứ XVI. Do đó, ông thường được gọi là thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa hay thủ khoa Nghĩa. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Phước Chánh (Biên Hòa) và trở thành Tri phủ Trà Vang (nay là tỉnh Trà Vinh).

Trong suốt 24 năm làm quan, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã trải qua những năm tháng thăng trầm trên con đường quan lộ. Tuy nhiên, ông luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, vì nhân dân chống cường hào ác bá. Năm 1848, do bênh vực dân nghèo trong vụ án “Rạch Láng Thé” nên ông bị gian thần vu oan, triều đình kết án tử. Sau đó, phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Tồn đã ra tận kinh đô Huế để kêu oan cho chồng. Cảm kích hành động can trường của bà, vua Tự Đức tha tội chết cho Bùi Hữu Nghĩa và ông bị đày ra trấn thủ ở biên giới Vĩnh Thông (nay là thành phố Châu Đốc). 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Năm 1867, ông cáo quan về quê mở trường học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân” và dành ngòi bút lên án thực dân Pháp, cổ vũ tinh thần yêu nước. Trong đó, không thể không kể đến vở tuồng “Kim Thạch Kỳ Duyên” của ông đã được trình diễn trên khắp đất Việt và cũng là vở tuồng đầu tiên của Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp. Do đó, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa còn được tôn vinh là một trong bốn “Rồng Vàng” của đất Nam Bộ. 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Kể cả sau khi từ quan, ông vẫn bí mật giúp nghĩa quân Phan Tôn - Phan Liêm mở rộng thế lực ở Cần Thơ, Vĩnh Long trong những năm 1967 - 1868 và làm cố vấn cho nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự ở Cần Thơ vào năm 1869. 

Ngày 21/1/1872 (năm Nhâm Thân), ông qua đời sau một thời gian lâm bệnh, thọ 65 tuổi. Ngưỡng mộ công đức của ông, người dân và chính quyền địa phương đã xây dựng khu mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Hằng năm, cứ vào ngày 21 tháng Giêng đều tổ chức lễ tưởng niệm với nhiều hoạt động phong phú. Vì vậy, nếu có dịp đến xứ Tây Đô, ngoài nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ, đình Bình Thủy, chùa Nhã Nam, thiền viện trúc lâm Phương Nam… bạn đừng quên ghé thăm khu mộ cổ này nhé!

2. Đôi nét về mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa Cần Thơ

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Vậy mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa ở đâu? Theo thuyết minh về mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, trước đây, ngôi mộ của ông được xây dựng bằng đá ong trong khu vườn Đốc phủ Dương Thân Hỷ. Sau đó, nhân dân làng Bình Thủy lập thần chủ, bài vị và đưa hình ảnh vào thờ trong đình Bình Thủy, còn các học trò lập bài vị thờ ông tại chùa Nam Nhã. 

Phần mộ của ông được các thế hệ người Cần Thơ chăm sóc, thường xuyên tu bổ, tôn tạo. Năm 1994, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa ở Cần Thơ được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bên cạnh các địa điểm du lịch Cần Thơ như chùa Ông, Hiệp Thiên Cung, Khám Lớn Cần Thơ… 

Năm 2009, UBND TP. Cần Thơ đã phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng và mở rộng khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Công trình có diện tích 10.000m2 với tổng kinh phí xây dựng gần 50 tỷ đồng. 

  • Địa chỉ mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa: đường Cách Mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ

3. Khám phá kiến trúc giả cổ tại khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Ngày 1/3/2013, khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 141 năm ngày mất của ông. Kiến trúc chủ đạo của di tích là phong cách giả cổ, gồm cột cái đường kính khoảng 1m sơn màu nâu đỏ, mái lợp ngói xanh rêu mát mắt và có nhiều bức phù điêu hình rồng, phượng… 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cổng vào được xây dựng theo kiểu cổng tam quan với phần mái cong, chạm trổ tinh tế. Bên trong khu tưởng niệm có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, gồm 3 tòa nhà lớn. 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Chính giữa là nhà thờ, bên phải là nhà trưng bày, bên trái là nhà tiếp khách. Ngoài ra, ở gần cổng vào là nhà bia để ghi tài năng, công đức của ông cũng như một số công trình khác để phục vụ du khách gần xa tới tham quan. 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, lễ tưởng niệm được tổ chức với hình thức trang nghiêm, kết hợp với các hoạt động phong phú như: biểu diễn nghệ thuật võ truyền thống, phục vụ thư viện lưu động, hướng dẫn học sinh viết thư pháp… thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa. 

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Cùng với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã trở thành điểm đến mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá xứ Tây Đô.

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn