1. Lịch sử Phú Quốc qua các thời kỳ
1.1. Thời kỳ Mạc Cửu
Lịch sử hình thành đảo Phú Quốc ghi nhận công lao khai phá của dòng họ Mạc. Năm 1671, một người Hoa quê ở Lôi Châu tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu) đã dẫn gia đình cùng binh lính, sĩ phu khoảng 400 người đến vùng biển phương Nam. Đoàn người sau thời gian lênh đênh trên biển đã định cư tại một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan.
Theo lịch sử Phú Quốc, năm 1680, Mạc Cửu đã lập nhiều ấp như: Vũng Thơm, Rạch Giá, Hà Tiên, Cà Mau, Trủng Kè, Cần Vọt. Dọc bờ biển, ông lập 7 sòng bạc gồm: Mán Khảm, Phú Quốc, Long Kỳ, Sài Mạt, Cần Bột, Linh Quỳnh và Hương Úc. Trong đó, thủ phủ đặt tại Mán Khảm (Hà Tiên), dần phát triển thành một lãnh địa thịnh vượng mang tên Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral trước đây cũng được đổi tên thành Phú Quốc, biểu trưng cho vùng đất giàu có và trù phú.
1.2. Thời kỳ phong kiến
Lịch sử đảo Phú Quốc thời phong kiến gắn liền với sự quản lý của nhà Nguyễn. Năm 1820, dưới triều vua Minh Mạng, sách Gia Định thành Thông Chí ghi nhận Phú Quốc thuộc trấn Hà Tiên, cùng Long Xuyên và Kiên Giang là các huyện. Đến năm 1825, nhà Nguyễn lập phủ An Biên để cai quản Hà Tiên, Rạch Giá và Long Xuyên. Năm 1836, địa bạ tổng Phú Quốc được thành lập với 10 thôn, trong đó An Thới là thôn đông dân nhất. Theo lịch sử Phú Quốc, đảo ngọc lúc bấy giờ thuộc huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên trong hệ thống hành chính Nam Kỳ lục tỉnh.
1.3. Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945)
Trong thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử Phú Quốc trải qua nhiều thay đổi về hành chính. Năm 1867, sau khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Phú Quốc trở thành một tổng có 5 thôn thuộc hạt Hà Tiên. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều Nguyễn chính thức nhượng 6 tỉnh Nam Kỳ, bao gồm Hà Tiên, cho Pháp. Đến năm 1921, chính quyền thực dân Pháp tái cấu trúc Hà Tiên, thành lập 4 quận, trong đó có quận Phú Quốc..
1.4. Lịch sử Phú Quốc thời kỳ kháng chiến (1946 - 1975)
Lịch sử của Phú Quốc liên tục thay đổi về hành chính trong thời kỳ kháng chiến. Năm 1946, quận Phú Quốc được chuyển từ tỉnh Hà Tiên về tỉnh Rạch Giá theo quyết định của Chính phủ lâm thời Trần Trọng Kim. Năm 1955, Chính quyền Sài Gòn tái nhập quận Phú Quốc về tỉnh Hà Tiên. Tuy nhiên, đến năm 1956, tỉnh Hà Tiên bị giải thể, Phú Quốc trở thành một quận thuộc tỉnh Kiên Giang với trụ sở tại xã Dương Đông. Năm 1964, Quốc vương Sihanouk của Campuchia công nhận đường Brevie là biên giới biển, chính thức thừa nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.
1.5. Thời kỳ sau thống nhất (1976 - 1986)
Sau ngày 30/4/1975, Phú Quốc trở thành một huyện trực thuộc tỉnh Kiên Giang, bao gồm thị trấn Dương Đông và ba xã: Cửa Dương, Dương Tơ và Hàm Ninh. Đến ngày 17/02/1979, theo Quyết định số 50/1979/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ, địa giới hành chính của huyện Phú Quốc được điều chỉnh. Theo đó, xã Cửa Dương được chia thành 2 xã Cửa Dương và Cửa Cạn; xã Dương Tơ chia thành 2 xã Dương Tơ và An Thới.
1.6. Thời kỳ đổi mới (1986 - 2003)
Theo lịch sử về Phú Quốc trong thời kỳ đổi mới, đảo ngọc tiếp tục được chú trọng phát triển và điều chỉnh địa giới hành chính nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 18/3/1997, Chính phủ đã thành lập xã Gành Dầu thuộc huyện Phú Quốc. Đến ngày 11/02/2003, theo Nghị định số 10/2003/NĐ-CP, xã An Thới được chia tách để thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác tổ chức hành chính của lịch sử Phú Quốc.
>>> Xem thêm: Phú Quốc nổi tiếng về gì? 7 lý do Phú Quốc hấp dẫn mọi du khách
2. Phú Quốc ngày nay
Lịch sử Phú Quốc sau giai đoạn thăng trầm đã vươn mình trở thành một thành phố đảo hiện đại. Ngày 17/9/2014, Phú Quốc được công nhận là đô thị loại II, với 10 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn (Dương Đông, An Thới) và 8 xã (Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Gành Dầu, Dương Tơ, Hàm Ninh, Hòn Thơm, Thổ Châu).
Đến ngày 01/01/2021, Phú Quốc chính thức được nâng cấp thành thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Thành phố Phú Quốc được xác lập trên toàn bộ huyện đảo trước đây và bao gồm 9 đơn vị hành chính: 2 phường (An Thới, Dương Đông) và 7 xã (Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu).
Từ một hòn đảo hoang sơ trong lịch sử Phú Quốc, đảo ngọc ngày nay trở thành thành phố đảo phồn vinh với tầm vóc quốc tế. Thành phố Phú Quốc có diện tích gần 600 km² với đường bờ biển dài 150 km cùng 22 đảo lớn nhỏ. Phú Quốc còn sở hữu các bãi biển đẹp mê hồn như: Bãi Dài, Bãi Ông Lang, Bãi Sao, Bãi Trường, Bãi Khem, Gành Dầu và Cửa Cạn.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, sức hấp dẫn của du lịch Phú Quốc còn đến từ các khu vui chơi, giải trí hiện đại và hệ thống nghỉ dưỡng đẳng cấp. Trong đó, quần thể Phú Quốc United Center tại Bãi Dài là điểm nhấn ấn tượng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Siêu quần thể Phú Quốc United Center quy tụ:
- Grand World Phú Quốc: “Thành phố không ngủ” với các lễ hội và hoạt động sôi động suốt ngày đêm. Các show diễn đẳng cấp như: Tinh hoa Việt Nam và Sắc màu Venice.
- VinWonders Phú Quốc: Công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam với hàng trăm hoạt động vui chơi, giải trí hiện đại.
Đặt ngay vé VinWonders Phú Quốc
- Vinpearl Safari Phú Quốc: Khu bảo tồn động vật bán hoang dã, nơi sinh sống và phát triển của hàng ngàn cá thể động vật đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đặt ngay vé Vinpearl Safari Phú Quốc
- Hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc bao gồm Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc, Vinpearl Wonderworld Phú Quốc và VinHolidays Fiesta Phú Quốc. Mỗi cơ sở lưu trú của Vinpearl Phú Quốc đều mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn với không gian sang trọng, đầy đủ tiện nghi và đa dạng dịch vụ, tiện ích đẳng cấp…
Đặt ngay phòng Vinpearl Phú Quốc
Lịch sử Phú Quốc đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi để từ một vùng đất hoang vu trở thành thành phố phồn vinh, phát triển. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển xanh, cát trắng, hòn đảo còn lưu giữ trong mình những câu chuyện lịch sử qua từng thời kỳ, giai đoạn. Đến đảo ngọc ngày nay, bạn có thể tìm thấy những dấu ấn lịch sử Phú Quốc một thời tại các đền thờ, di tích để cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.