Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc là một trong những lễ hội đặc sắc và quan trọng nhất của người dân trên đảo ngọc. Nét văn hoá lâu đời và tốt đẹp này đã làm cho không ít khách tham quan khi du lịch Phú Quốc đem lòng yêu mến các lễ hội ở Phú Quốc bên cạnh những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp tại nơi đây.
1. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc là gì? Diễn ra vào thời gian nào?
1.1 Nguồn gốc lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi vùng miền như lễ tế cá “Ông”, lễ rước cốt ông, lễ cúng “Ông”, lễ cầu ngư, lễ nghinh “Ông”, lễ nghinh ông Thuỷ tướng,... Tuy nhiên, tất cả đều mang một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật linh thiêng ở biển, là vị thần bảo trợ của những người đánh cá và làm nghề trên biển.
Trên thực tế, tín ngưỡng thờ cá Ông, cá voi đã được lưu truyền từ lâu trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người dân làng biển. Tục thờ cá Ông của ngư dân bắt nguồn từ quan niệm cá Ông cứu dân biển lúc đánh bắt xa bờ khi không may gặp phải thời tiết xấu như cuồng phong hay giông tố.
Theo lịch sử, ngày lễ tế cá Ông bắt nguồn từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Phong tục này được du nhập vào nước ta từ rất sớm, trải qua sự giao thoa văn hóa, đến nay tục thờ cá Ông đã trở thành tín ngưỡng quan trọng của người Việt lẫn người Hoa. Theo dòng chảy thời gian, phong tục thờ cúng này đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam nói chung và đảo Phú Quốc nói riêng, mang ý nghĩa cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Bài viết liên quan:
- Lễ hội Dinh Bà Ông Lang – Đặc trưng văn hóa tại đảo ngọc
- Nhà tù Phú Quốc: Tham quan di tích lịch sử hào hùng ông cha
- Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự có gì đặc sắc? Khám phá ngay
1.2 Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc tổ chức khi nào? Ở đâu?
Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được tổ chức trên đảo vào ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường kéo dài khoảng 3 ngày bao gồm cả những hoạt động trên bờ và dưới nước. Nếu du khách có ý định đến thờ cúng hay dâng lễ và trải nghiệm bầu không khí trang nghiêm của buổi lễ thì nên đến ngay ngày đầu tiên. Bởi những ngày tiếp theo của lễ hội sẽ chủ yếu là các hoạt động giao lưu nên không khí sẽ nhộn nhịp và náo nhiệt hơn.
>>> Xem thêm: Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu - đặc trưng văn hóa đảo ngọc
2. Ý nghĩa lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Cũng như ngư dân vùng biển khác, hình ảnh lễ hội Nghinh Ông từ lâu đã nằm sâu trong tiềm thức của người dân Phú Quốc. Đây là tục lệ để các ngư dân tưởng nhớ và tôn thờ “Đức ngài Cá Ông” linh thiêng, vị thần mà trong quan niệm của người dân địa phương đã che chở và bảo vệ cho họ mỗi lần ra khơi.
Chính vì vậy, ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông là cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ thì đều có thể thu được mẻ cá to và nhanh chóng, thuận lợi trở về đất liền, gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
>>> Xem thêm: Lễ hội Lăng Ông Nam Hải: Lễ hội cầu ngư Phú Quốc lâu đời
3. Khám phá nét đặc sắc của lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
3.1 Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân
Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân là hoạt động đầu tiên nằm trong phần lễ của nghi thức lễ hội. Nghi thức rước kiệu được tổ chức linh đình và trang nghiêm nhằm tái hiện lại cảnh Nam Hải tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, bà con sống trên biển sẽ bày lễ vật với khói nhang nghi ngút để nghênh đón. Ngoài ra, cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng còn có hàng trăm ghe lớn nhỏ khác nhau được trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển đón ông. Đặc biệt, trước mỗi mũi ghe là hương án và mâm lễ vật, chở theo hàng ngàn khách tham dự đoàn rước. Cuối cùng, đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thuỷ tướng (nếu có ở địa phương đó). Ngay tại bến những đoàn múa lân sư tử và rồng đang đợi sẵn để đón ông về lăng.
Bài viết liên quan:
- Lễ hội Đình Thần Dương Đông – “Tết” của người dân đảo ngọc
- Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc có gì đặc biệt? Khám phá ngay!
- Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu diễn ra ở đâu? Có gì đặc sắc?
3.2 Phần lễ tế
Tiếp theo lễ rước kiệu là phần lễ tế, được diễn ra trang trọng với nghi thức cổ truyền cùng sự góp mặt của đông đảo người dân địa phương vùng biển. Các nghi lễ cầu an, hát bội, xây chầu đại bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng,… làm cho lễ nghinh Ông thêm phần tôn nghiêm.
>>> Xem thêm: Lễ hội đua thuyền Phú Quốc diễn ra khi nào? Có gì hấp dẫn?
3.3 Phần hội
Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội vui tươi và nhộn nhịp. Lúc này, người dân sẽ tổ chức ăn mừng cho việc lễ Nghinh Ông đã diễn ra thành công. Hàng trăm chiếc thuyền và con tàu đánh bắt của ngư dân được trang hoàng cờ hoa rực rỡ nối đuôi nhau neo đậu dưới dòng sông. Tất cả chuẩn bị cho mọi nghi thức đón Ông trên bờ cùng với những lễ tế trang nghiêm. Lúc này, cả đảo Phú Quốc lung linh sắc màu hòa cũng màu xanh biếc của nước biển. Tiếng kèn và tiếng trống thi nhau khua vang hết sức rộn ràng. Phần lễ cũng có nhiều trò chơi dân gian thú vị như hát bội, đua thuyền, bắt vịt, trói cua…
Bài viết liên quan:
- Bảo tàng Cội Nguồn Phú Quốc – đặc sắc văn hóa đảo ngọc
- Dinh Bà Phú Quốc: Kinh nghiệm tham quan ĐẦY ĐỦ NHẤT 2025
- Chùa Phú Quốc - Top 10 ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng nhất
4. Lưu ý khi đi lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Nếu có cơ hội được du lịch tại đảo Phú Quốc, lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, để có được một chuyến du lịch ý nghĩa và đáng nhớ hòa cùng không khí vừa trang nghiêm, vừa rộn ràng của hội thì bạn nên “bỏ túi” những lưu ý sau:
- Tìm nơi lưu trú, đặt vé máy bay trước
- Lựa chọn trang phục thoải mái
- Bảo vệ và giữ đồ dùng cá nhân cẩn thận
- Nếu có thời gian, bạn nên tìm hiểu trước về lịch sử và nguồn gốc của lễ hội để tránh bỡ ngỡ khi tham quan
- Ăn mặc kín đáo, gọn gàng và lịch sự khi tham gia lễ hội
- Lễ hội đông đúc bởi vậy không nên mang theo tài sản giá trị
Du khách có ý định đi du lịch Phú Quốc nhưng còn băn khoăn tìm kiếm điểm lưu trú thì Vinpearl Phú Quốc là lựa chọn tuyệt vời, với dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí đẳng cấp 5 sao cùng các khu vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm chuyến đi của bạn thêm hấp dẫn.
Phú Quốc như bao mảnh đất được bao bọc bởi biển cả khác tại Việt Nam gắn bó với nghề làng chài, đánh bắt. Bởi vậy, người dân Phú Quốc coi trọng các nghi lễ tạ ơn thần biển, cầu cho mưa thuận gió hòa và đời sống người dân ấm no, sung túc. Hiếm có hòn đảo nào vừa sở hữu nét đẹp tự nhiên lại có truyền thống văn hóa lâu đời như đảo ngọc Phú Quốc. Hòa mình vào lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc, du khách sẽ có dịp hiểu biết thêm về cuộc sống sinh hoạt của người dân xứ biển.
Khám phá thêm nhiều điểm đến du lịch Việt Nam hấp dẫn khác: Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... với những kinh nghiệm hữu ích từ Vinpearl!