Thăng Long - Hà Nội được biết đến là trung tâm chính trị, tôn giáo của đất nước từ rất lâu đời. Qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây đã gìn giữ biết bao đền chùa cổ kính, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Trong số đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa mang danh Đệ Nhất Tùng Lâm - Chùa Láng.
1. Chùa Láng ở đâu? Hướng dẫn đường đi
- Địa chỉ: 116 phố Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 8:30 - 20:00 mỗi ngày. Trong những ngày đặc biệt như rằm, mùng 1 và lễ, Tết, thời gian mở cửa sẽ được kéo dài hơn thời gian bình thường.
Chùa Láng còn được biết đến với tên gọi khác là Chiêu Thiền tự. Ngôi chùa Hà Nội này cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Trên đường đến chùa, bạn có thể kết hợp ghé thăm nhiều đình, chùa, di tích nổi tiếng trong khu vực quận Đống Đa như Gò Đống Đa, chùa Phổ Giác, đình Kim Liên, Văn Miếu Quốc Tử Giám và nhiều địa điểm thú vị khác.
Chùa Láng ở ngay gần trung tâm Thủ đô nên việc di chuyển đến đó rất thuận tiện. Bạn có thể chọn phương tiện như ô tô, xe máy, xe buýt hoặc taxi để đến chùa. Nếu sử dụng xe buýt, sẽ có các tuyến xe số 09 BCT, 55A, 55B, 26, 28 là có điểm dừng gần Chùa Láng.
Trường hợp bạn muốn đi bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đến dốc Cầu Giấy và đi theo đường Láng khoảng 500m là đến cổng chùa.
>>> Lưu ngay: Du lịch Hà Nội với trọn bộ bí kíp đầy đủ vui quên lối về
2. Chùa Láng thờ ai? Lịch sử Chùa Láng Đống Đa Hà Nội
Tương truyền, Chùa Láng được khởi công xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175), thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo dân gian, vị thiền sư này đã đầu thai làm con trai của nhà quý tộc Sùng Hiền Hầu (em vua Lý Nhân Tông), sau đó được nối ngôi làm vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 - 1138) khi vua không có con.
Vì sự tích ấy, Lý Anh Tông, con trai của Lý Thần Tông đã cho dựng nên chùa Láng để thờ phụ vương và tiền thân của ngài là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa, trong đó có các lần quan trọng nhất vào các năm 1656, 1901 và 1989.
>>> Xem thêm: Chùa Một Cột - Biểu tượng văn hóa, kiến trúc độc đáo của Hà Nội
3. Khám phá kiến trúc Chùa Láng
3.1. Kiến trúc đền thờ bề thế, uy nghi
Theo các tài liệu ghi lại, Chùa Láng trước đây có tổng cộng 100 gian, được xây dựng theo phong cách kiến trúc nội công ngoại quốc. Kiểu kiến trúc này đã phổ biến ở Việt Nam từ thời xưa, với đặc điểm là có hai hành lang dài kết nối nhà tiền đường và hậu đường tạo thành một khung hình chữ nhật đóng kín, ở giữa có thể là nhà thiêu hương hoặc nhà thượng điện.
Hiện nay, Chùa Láng vẫn giữ được sự uy nghi, bề thế với một quần thể công trình hài hòa và cân đối với không gian xung quanh. Sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc chùa với thiên nhiên, sân vườn và những cây cổ thụ tạo nên một không gian yên bình và tĩnh lặng. Chùa Láng trước đây từng được mệnh danh là “Đệ Nhất Tùng Lâm”, mang ý nghĩa là nơi có rừng thông đẹp bậc nhất ở khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long.
3.2. Cổng tam quan mang kiến trúc gần giống cổng trong cung vua
Khi đến tham quan ngôi chùa, du khách sẽ nhìn thấy cổng tam quan đầu tiên. Cổng tam quan của chùa có bốn cột vuông, phía trên là 3 mái vòm gắn liền với sườn cột chứ không phủ trùm lên trên. Kiểu kiến trúc này có sự tương đồng với cổng trong cung của phủ vua chúa.
Bước qua cổng tam quan là một khoảng sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng. Giữa sân có sập đá, chính là nơi đặt kiệu thánh khi thực hiện nghi lễ trong những ngày khai hội. Tam quan nội được xây dựng với kiểu nhà 3 gian, với 2 hàng gạch chống 4 lớp mái song song xếp theo kiểu mái chồng. Khi đi qua tam quan nội là tới con đường dẫn đến chính điện, được lát gạch với hai bên đường được tô điểm bởi hàng muỗm cổ thụ tạo nên không gian vô cùng cổ kính và tĩnh mịch.
Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các câu đối được viết bằng những mảnh sứ màu xanh ở khắp nơi trong khuôn viên chùa, càng làm tăng thêm nét trang nghiêm cho nơi này.
3.3. Nhà Bát Giác sở hữu kiến trúc đặc sắc
Nhà Bát Giác được xây dựng có mái chồng 2 tầng, 16 mái, trên đầu được đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua Lý. Sau đó là các công trình chính của chùa như Bái Đường, Thượng Điện, nhà thiêu hương, nhà Tổ và Tăng phòng.
Ngoài ra, Chùa Láng còn nổi tiếng gần xa khi sở hữu 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá, trong đó có tượng vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và pho tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh là gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều bảo vật quý giá khác như 31 câu đối, 39 bức hoành phi, 15 bia đá…
>>> Gợi ý: Du lịch tâm linh gần Hà Nội ở đâu hấp dẫn và đi - về trong ngày?
4. Lễ hội Chùa Láng Hà Nội
Mỗi năm, vào ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch, người dân tại phường Láng Thượng lại tiến hành tổ chức lễ hội Chùa Láng với nghi thức trang trọng. Đây cũng chính là ngày sinh của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động thú vị, nhưng đặc biệt là phần rước kiệu Thánh từ Chùa Láng đến chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Tại lễ hội, người ta còn tái hiện lại cuộc đấu thần giữa Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên.
Không chỉ có những nghi thức trang trọng, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như “bịt mắt đập niêu”, “thi thổi cơm”… mang đến niềm vui, xây dựng tình đoàn kết cho người dân trong làng cũng như du khách đến dự.
>>> Tìm hiểu thêm: Lễ hội chùa Hương: Lễ hội xuân đặc sắc thu hút du khách thập phương
5. Món ngon Chùa Láng phải thử & gợi ý quán ăn nên ghé
Được biết đến như "thiên đường ăn vặt", các quán ăn Chùa Láng đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các tín đồ ẩm thực. Nếu bạn chưa biết nên thử món gì ở đây, hãy tham khảo ngay những gợi ý bên dưới đó có thêm nhiều sự lựa chọn.
5.1. Ốc luộc Chùa Láng
Món ăn đặc trưng của Chùa Láng mà bạn nhất định không thể bỏ qua chính là ốc luộc. Với việc luộc chung ốc với lá chanh, sả, ớt giúp tạo nên mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn khó cưỡng. Bên cạnh đó, khi đến các quán ốc luộc, bạn còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn khác từ ốc, như ốc xào, ốc hấp…
2 địa chỉ ăn ốc luộc ngon được thổ địa recommend:
- Địa chỉ: 215 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
- Địa chỉ: 21/185 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
5.2. Thịt xiên nướng
Món thịt xiên nướng tại Chùa Láng được ví như là món ăn “vạn người mê”, trong đó có Hoàng Đức là quán thịt xiên nổi tiếng nhất tại đây, lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Công thức ướp thịt và kỹ năng nướng của quán là bí quyết để tạo nên món thịt xiên đậm đà, thơm ngon và hấp dẫn.
- Địa chỉ: 55 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
>>> Khám phá: Review món ngon Hà Nội - Tất tần tật những đặc sản nổi tiếng kèm địa chỉ
5.3. Bánh xèo
Các quán bánh xèo ở Chùa Láng đặc biệt được giới trẻ yêu thích và thường xuyên ghé thăm. Với hương vị đặc trưng từ bột, nhân thịt, tôm cùng các loại rau sống và dưa chuột đã tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời. Bên cạnh đó, nước chấm chua cay cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôn lên hương vị có 1-0-2 cho món bánh xèo ở khu vực này.
Gợi ý 2 địa chỉ bánh xèo Chùa Láng ngon:
- Địa chỉ: 28 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
- Địa chỉ: 124 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
5.4. Bún sườn chua
Nếu bạn là người yêu thích và có thể thưởng thức tất cả các món bún, thì chắc chắn bạn không thể làm ngơ trước tô bún sườn chua siêu đầy đặn tại Chùa Láng. Mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng của bún kết hợp với miếng sườn mềm ngọt và nước dùng đậm đà, đủ sức chinh phục vị giác của những thực khách khó tính nhất. Tuy nhiên, để tận hưởng hương vị tuyệt hảo của món bún này, bạn cần đến đúng địa chỉ được giới thiệu bên dưới:
- Địa chỉ: 75 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
5.5. Mì hải sản
Khác với bún hải sản, mỳ hải sản sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực mới lạ và độc đáo hơn. Chính vì vậy, nhiều thực khách thường ưa thích món mỳ hải sản hơn là món bún khi đến các quán ăn tại Chùa Láng, mặc dù cả hai món đều có những thành phần topping tương tự nhau. Bạn có thể ghé quán ở địa chỉ số 10 Chùa Láng, Q. Đống Đa để nạp năng lượng với một tô mì hải sản ngon quên sầu.
>>> Ghim ngay: Quán ăn ngon Hà Nội: 40 địa chỉ ăn ngon nức tiếng không thể bỏ lỡ
6. Địa điểm tham quan gần Chùa Láng
Sau khi tham quan Chùa Láng, bạn hãy dành thêm thời gian để khám phá những địa điểm nổi tiếng khác ở gần đó như:
Đặc biệt, đừng quên có một thiên đường giải trí siêu HOT cũng ở ngay khu vực trung tâm thành phố để bạn có thể thỏa thích vui chơi đó là VinKE & Vinpearl Aquarium ở TTTM Vincom Mega Mall Times City.
Với tổng diện tích lên tới 4.000m2, chứa hơn 3 triệu khối nước biển cùng hơn 30.000 cá thể sinh vật, thủy cung Times City là điểm đến lý tưởng đối với những ai yêu thích tìm hiểu thế giới dưới đáy biển. Ghé thăm thủy cung Vinpearl Aquarium, bạn sẽ có cơ hội:
- Tham quan khu rừng nguyên sinh được tái hiện một cách vô cùng chân thực và sinh động cùng vô vàn các loài cá đầy màu sắc đang bơi bên trong bể cá ở hai bên đường tại khu cá nước ngọt.
- Lạc vào không gian đại dương kỳ thú chiêm ngưỡng những loài động vật biển mang hình thù độc đáo như cá mặt quỷ, cá mú nghệ, cá mao tiên…
- Thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và check in cùng với nàng tiên cá xinh đẹp.
- Khám phá khu hang động bò sát ấn tượng.
- Tham gia các chương trình hấp dẫn chỉ có tại thủy cung Times City như: cho chim cánh cụt ăn, làm quen với bò sát, xem nhân viên thợ lặn cho cá ăn…
Dời bước sang VinKE, các bé sẽ được trải nghiệm một không gian giải trí hiện đại với rất nhiều trò chơi trong nhà cùng hàng trăm máy game đỉnh cao, hứa hẹn mang đến cho trẻ những giờ phút thư giãn và vui chơi thú vị.
Bên cạnh đó, nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tăng sự tự tin, VinKE còn đặc biệt xây dựng các mô hình thực tế mới lạ. Qua đó, bé sẽ được nhập vai thành nhiều công việc khác nhau như đầu bếp, bác sĩ nha khoa, MC đài truyền hình, lính cứu hỏa… Đây là môi trường tốt, tạo tiền đề cho việc khai thác và định hướng nghề nghiệp tương lai đúng với đam mê, sở thích của trẻ.
Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium
Khi đến thăm Chùa Láng, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp đầy ấn tượng của kiến trúc mà còn tìm thấy sự thanh tịnh trong cõi thiền, giúp xua tan những lo toan và suy nghĩ phiền muộn. Hãy ghé thăm Chùa Láng để trải nghiệm cảm giác bình yên, tách biệt khỏi sự ồn ào của cuộc sống phố thị.