Dạo quanh hồ Hoàn Kiếm khi du lịch Hà Nội, bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm nằm trên một gò đất nổi. Công trình văn hóa, lịch sử này tọa lạc ngay tuyến phố Hàng Trống – một trong những tuyến phố trung tâm của Thủ đô, vì vậy, việc di chuyển tham quan cũng rất dễ dàng, thuận lợi.
1. Lịch sử Tháp Rùa Hồ Gươm
Tháp Rùa Hồ Gươm có từ bao giờ? Hẳn rất nhiều người có chung suy nghĩ này khi đặt chân đến Hồ Gươm – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Lịch sử của Tháp Rùa Hồ Gươm trải qua nhiều giai đoạn:
- Thời vua Lê Thánh Tông: tháp đã được xây dựng trên gò Rùa – đây là nơi từ xưa đã được dựng Điếu Đài để nhà vua có thể câu cá
- Khoảng thế kỷ 17 – 18, thời Lê Trung Hưng: chúa Trịnh quyết định xây Tả Vọng trên gò. Dù vậy, khi đến thời nhà Nguyễn, những công trình này gần như không còn dấu tích gì
- Năm 1883: khi Pháp hạ thành Hà Nội, đa số người dân vùng ven hồ đều xiêu tán, các quán bỏ sở nhiệm. Lúc bấy giờ, chỉ có Nguyễn Ngọc Kim được cử làm trung gian giữa Việt và quân Pháp. Lâu dần, ông được chính quyền tín nhiệm và trở thành bá hộ, còn được gọi là bá hộ Kim.
- Năm 1886: khi thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy thành, ngọn tháp 3 tầng được hoàn tất, ban đầu tháp được gọi với tên của bá hộ, tức là “Tháp Bá Hộ Kim”. Công trình này với ưu thế về vị trí, kiến trúc đã trở thành một thắng tích của Hà Nội lúc bấy giờ
- Năm 1890 – 1896: vào thời Pháp thuộc, Tháp Rùa Hồ Gươm được dựng một phiên bản Nữ Thần Tự Do, người dân gọi đây là tượng Đầm Xòe. Tuy nhiên, mãi đến năm 1950, công trình này bị phá bỏ
Theo lịch sử thì đến nay Hồ Gươm Tháp Rùa đã có tuổi đời gần 150 năm. Dù vậy, nếu tính theo mốc xây dựng thì công trình này đã được vua Lê Thái Tông thực hiện từ những năm 1453, tức là cách đây tầm 500 – 600 năm. Vì vậy, Tháp Rùa đến nay vẫn mang trong mình một nét đẹp xưa cũ, trở thành điểm đến hút khách của Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ.
>>> Chỉ điểm: Khám phá vẻ đẹp, lịch sử Thủ đô qua TOP 26+ địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn
2. Khám phá kiến trúc Tháp Rùa Hà Nội
Tháp Rùa ở Hồ Gươm được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp. Đây cũng là công trình lịch sử có kiến trúc độc đáo giữa lòng Hà Nội:
2.1. Tầng dưới cùng
Tầng dưới được xây dựng trên nền móng cao khoảng 0.8m, tổng chiều dài ở mức 6.28m và chiều rộng đạt 4.54m. Tầng này được xây dựng theo hình chữ nhật vì vậy chiều dài mở ra ba cửa, chiều ngang mở hai cửa, tổng tất cả 4 mặt là 10 cửa. Vào bên trong, tầng dưới được phân làm ba gian, giữa các gian có vách cửa ngăn, tổng cộng có tới 14 cửa.
2.2. Tầng hai
Tầng hai được thiết kế lùi vào bên trong một chút, có chiều dài 4.8m, chiều rộng 3.64m. Tầng này được chia làm 3 gian, thiết kế giống với tầng dưới với tổng 14 cửa nhưng nhỏ hơn.
2.3. Tầng ba
Càng lên cao, thiết kế của tháp càng được thu nhỏ lạ, chiều dài của tầng 3 là 2.97m, chiều rộng 1.9m. Ở tầng này chỉ có một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, có đường kính khoảng 0.68m. Phần tường phía Tây đặt một bàn thờ. Rất nhiều người băn khoăn rằng Tháp Rùa Hồ Gươm thờ ai, theo nhiều nguồn tin được lưu truyền thì khu vực này thờ cha của Nguyễn Ngọc Kim.
2.4. Tầng đỉnh
Thiết kế của tầng đỉnh như một vọng lâu, có hình vuông, mỗi bề dài 2m. Ở mặt tường phía Đông, bên trên cửa tròn có đường kính khoảng 0.68m. Bên ngoài tháp có chữ Quy Sơn Tháp – tức là tháp Núi Rùa. Tổng chiều dài từ gồ đất lên đến tầng đỉnh là 8.8m.
2.5. Ngọn tháp
Phần ngọn tháp được xây dựng theo kiến trúc châu Âu, có hàng cửa cuốn gothic ở hai tầng dưới nhưng ở phía mái cong vẫn giữ được kiểu kiến trúc cổ của Việt Nam.
>>> Dắt túi: 13 địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội thú vị nhất 2025
3. Tháp Rùa - nét chấm phá tuyệt mỹ giữa Hồ Hoàn Kiếm
Từ lâu, hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm Hà Nội đã trở thành biểu tượng du lịch quen thuộc với người dân và du khách. Đây cũng là công trình sở hữu nét đẹp riêng biệt, vừa mang nét hoài cổ, vừa có ý nghĩa đặc trưng về văn hóa, lịch sử:
3.1. Vẻ đẹp cổ kính, toát lên sự linh thiêng giữa lòng Hồ Gươm
Dù là một điểm tham quan nổi tiếng, thế nhưng khi đến với Tháp Rùa, bạn chỉ được ngắm nhìn từ xa chứ không thể tới gần, điều này cũng khiến cho nhiều du khách trở nên hiếu kỳ. Công trình có tuổi đời hàng trăm năm, tọa lạc giữa một gò đất nhỏ giữa lòng hồ, tạo nên một nét đẹp trung tâm, vừa nhuốm màu thời gian, cổ kính, vừa toát lên sự linh thiêng, huyền bí. Dọc theo bờ hồ, bạn còn có thể đi qua cầu Thê Húc, chiêm bái, tham quan tại đền Ngọc Sơn cũng tọa lạc giữa lòng hồ Hoàn Kiếm.
3.2. Tạo nên background sống ảo đẹp như tranh
Hồ Gươm từ lâu đã là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội. Điều làm nên sức hút của địa điểm này không chỉ bởi không gian xanh, mặt hồ thoáng đãng mà còn là nhiều công trình kiến trúc lân cận, trong đó có Tháp Rùa. Biểu tượng Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa sẽ giúp bạn có được những bức hình đẹp, mang màu sắc riêng khi du lịch Hà Nội.
3.3. Tháp Rùa Hồ Gươm về đêm huyền ảo, mỹ lệ
Nếu bạn muốn tìm kiếm một địa điểm vui chơi Hà Nội về đêm thì có thể ghé qua Tháp Rùa Hồ Gươm. Vào buổi tối, công trình sẽ được thắp sáng bởi những ánh đèn vàng mang màu sắc cổ điển. Những công trình xung quanh hồ như cầu Thê Húc cũng được thắp sáng. Một khung cảnh lung linh, mỹ lệ giữa lòng thành phố sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
>>> Mách bạn: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua
4. Những địa điểm tham quan quanh Tháp Rùa Hà Nội
Thông thường, du khách tham quan, chụp ảnh tại Tháp Rùa Hồ Gươm sẽ kết hợp với nhiều địa điểm lân cận để có một hành trình khám phá Thủ đô ý nghĩa. Dưới đây là một vài điểm đến lân cận giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn tại Hà Nội:
4.1. Tháp Bút
Tháp Bút là một trong những công trình kiến trúc thuộc di tích đền Ngọc Sơn. Tháp được xây dựng trên một ngọn núi có tên là núi Độc Tôn, có chiều cao 4m, đường kính khoảng 12m. Công trình này được xây dựng với dụng ý đề cao giá trị Nho giáo, nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, dù không nguy nga tráng lệ nhưng tháp Bút vẫn trở thành biểu tượng ý nghĩa về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử.
4.2. Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hà Nội. Cũng tương tự với Tháp Rùa, đền được xây trên một gò đất của Hồ Gươm, gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử, thăng trầm của đất nước. Du khách có thể đến tham quan, vãn cảnh và hành hương tại đền vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
4.3. Đền Bà Kiệu
Đền Bà Kiệu tọa lạc tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, trước mặt đền là Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và gần với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là công trình thờ các vị nữ thần bao gồm: hai thị nữ Quế Hoa – Quỳnh Hoa, công chúa Liễu Hạnh. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay, công trình vẫn giữ được nét đẹp hoài cổ và phong cách kiến trúc độc đáo.
4.4. Cửa hàng kem Tràng Tiền
Thưởng thức kem Tràng Tiền khi du lịch Hà Nội là trải nghiệm mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ. Du khách có thể ghé qua cửa hàng kem Tràng Tiền gần khu vực Hồ Gươm, lựa chọn các loại kem với hương vị đa dạng, sau đó vừa dạo quanh hồ, vừa thưởng thức kem mát lạnh, thơm ngon.
4.5. Vườn hoa Lý Thái Tổ
Một trong những điểm đến yên bình giữa lòng thành phố nhộn nhịp đó chính là vườn hoa Lý Thái Tổ. Nơi đây có không gian thoáng đãng, mát mẻ vì vậy trở thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí của Thủ đô. Người dân Hà thành cũng thường xuyên lựa chọn địa điểm này để tập thể dục, vui chơi, check in với không gian xanh của những vườn hoa rực rỡ.
4.6. Nhà Hát Lớn Hà Nội
Nhà Hát Lớn Hà Nội được biết đến là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tuyệt tác nghệ thuật đặc trưng từ hàn lâm đến cổ điển. Đây cũng là một trong những điểm check in tuyệt đẹp, là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.
4.7. Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là khu chợ sầm uất bậc nhất ở miền Bắc. Đây là nơi du khách lựa chọn để thỏa sức mua sắm, khám phá nét đẹp trong đời sống sinh hoạt của người dân Hà thành. Đến với chợ Đồng Xuân, bạn còn có thể khám phá “thiên đường ẩm thực” với nhiều món ăn ngon như: bún riêu sườn sụn, bánh tôm, chè, bún chả que tre, bánh rán mặn…
4.8. Phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội cũng là lựa chọn tham quan của nhiều du khách. Những dãy nhà cổ kính nằm san sát nhau tạo nên một bức tranh hoài niệm, nhuốm màu thời gian. Dọc theo các tuyến phố cổ Hà Nội, bạn có thể thoải mái mua sắm các mặt hàng lưu niệm hay thưởng thức nhiều món ngon đặc sản Hà thành.
>>> Lưu ngay: Cẩm nang du lịch Hà Nội 4 ngày 3 đêm: Lịch trình - Đi lại - Ăn chơi 2025
5. Thời gian đẹp nhất tham quan Tháp Rùa Hồ Gươm
Mỗi mùa, Tháp Rùa Hồ Gươm đều có một nét đẹp riêng, vì vậy bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, vào mùa thu Hà Nội, khi đi dạo quanh bờ hồ, bạn sẽ cảm nhận được mùi hoa sữa nồng nàn, hương thơm cốm mới thoang thoảng. Ngoài ra, khung cảnh những hàng cây thay lá vàng cũng tạo nên một background lãng mạn để bạn có thể chụp ảnh, tận hưởng sự yên bình giữa lòng thành phố.
Bên cạnh những địa điểm lân cận Tháp Rùa Hồ Gươm, du khách cũng có thể kết hợp tham quan VinKE & Vinpearl Aquarium để có thêm nhiều trải nghiệm vui chơi thú vị khi du lịch Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ được tham quan thủy cung Vinpearl Aquarium Times City – nơi sinh sống của hơn 30.000 sinh vật biển. Tại các phân khu như: khu cá nước mặn, khu cá nước ngọt, khu động vật bò sát… bạn có thể tận mắt quan sát từng loài động vật khác nhau và xem các show diễn được tổ chức theo từng khung giờ cố định trong ngày. Khu vui chơi VinKE là nơi bạn có thể cùng các bé tham gia vào các trò chơi hướng nghiệp ý nghĩa, vận động với hàng trăm máy trò chơi trong nhà cực kỳ thú vị.
Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium
Nếu bạn có kế hoạch dài ngày hơn tại Hà Nội, hãy đến với công viên giải trí VinWonders Wave Park & Water Park để thử sức với nhiều hoạt động cực thú vị như: bể tạo sóng lớn nhất thế giới; 10 cụm trò chơi nước, thể thao trên biển; hồ nước mặn lớn nhất châu Á; thư giãn tại bể bơi bốn mùa, bể bơi ngoài trời… Đây cũng là nơi có nhiều bối cảnh “sống ảo” giúp bạn dễ dàng ghi lại nhiều bức hình tuyệt đẹp trong chuyến du lịch của mình.
Booking vé vào cửa VinWonders Wave Park & Water Park
Có rất nhiều địa điểm để bạn có thể lên lịch trình chi tiết khi du lịch Hà Nội, thế nhưng, Tháp Rùa Hồ Gươm sẽ là một trong những điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ. Đây không chỉ là nơi check in, vãng cảnh tuyệt đẹp mà còn là công trình có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về một danh thắng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành.
Bên cạnh Hà Nội, Việt Nam còn rất nhiều điểm du lịch khác với phong cảnh thiên nhiên và ẩm thực làm say đắm lòng người như Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long… Nếu đang có ý định du lịch tại các điểm đến này, đừng quên đặt phòng tại Vinpearl và vé vui chơi tại VinWonders để tận hưởng những trải nghiệm nghỉ dưỡng, giải trí đẳng cấp nhất:
- Vinpearl Phú Quốc, VinWonders Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc, Grand World Phú Quốc
- Vinpearl Nha Trang, VinWonders Nha Trang
- Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, VinWonders Nam Hội An
- Vinpearl Resort & Spa Hạ Long