Trong hành trình du lịch Hội An, du khách không nên bỏ lỡ trải nghiệm tại Bảo tàng gốm sứ Hội An được xây dựng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản. Đến với bảo tàng, du khách không những được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật quý giá mà còn có thể nghe những câu chuyện về lịch sử của thương cảng Hội An một thời hưng thịnh.
1. Bảo tàng gốm sứ Hội An ở đâu?
- Địa chỉ: 80 Trần Phú, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Điện thoại: 05103862944
Bảo tàng gốm sứ Hội An được nhớ đến với hình ảnh căn nhà gỗ hai tầng giản dị nằm ngay tuyến đường trung tâm phố cổ. Thiết kế ngôi nhà mộc mạc, tỏa ra nét trầm lặng, an nhiên như người dân nơi đây.
Căn nhà được xây dựng từ năm 1920 và được trùng tu vào năm 1994 nhằm mục đích sử dụng như bảo tàng lịch sử Hội An chuyên về gốm sứ. Nơi đây lưu giữ hàng trăm hiện vật gốm cổ xưa có niên đại từ thế kỷ VIII-XVIII của Việt Nam cũng như các món gốm cổ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
2. Giờ mở cửa và giá vé tham quan Bảo tàng gốm sứ Hội An
- Thời gian mở cửa: 7h đến 21h các ngày trong tuần. Bảo tàng đóng cửa vào ngày 15 hằng tháng để thực hiện công tác tu sửa, chỉnh trang.
- Giá vé vào cổng:
- Giá vé dành cho khách nội địa: 80.000 VNĐ/người/lượt.
- Giá vé dành cho khách nước ngoài: 120.000 VNĐ/người/lượt.
3. Hướng dẫn đường đi đến Bảo tàng gốm sứ Hội An
Bảo tàng gốm sứ Hội An có vị trí ngay trung tâm thành phố nên dù đoạn đường có khá nhiều lối rẽ nhưng tổng khoảng cách chỉ vỏn vẹn 1km và rất dễ tìm kiếm.
- Từ trung tâm Hội An, du khách đi theo hướng Tây về phía Cửa Đại, hướng vào đường Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, bạn rẽ vào đường Trần Hưng Đạo và tìm lối rẽ trái vào đường Nguyễn Huệ.
- Tiếp tục di chuyển thêm 150m, du khách rẽ phải vào Phan Chu Trinh và rẽ trái sẽ đến đường Trần Phú và bảo tàng. Tại đây, du khách tìm số nhà 80 sẽ là vị trí của Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An.
4. Lịch sử hình thành Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An
Giai đoạn thế kỷ XVI và XVII là thời kỳ hưng thịnh của các đô thị nước ta. Bước sang thế kỷ XVII và XVIII, Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều kiều dân từ Trung Quốc, Nhật Bản đến buôn bán và định cư. Tiếp sau đó là các thuyền buôn từ Bồ Đào Nha, Hà Lan cũng đến giao thương tại Hội An vào những năm 1963. Điều này đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Hội An khi được xem là một trong những thương cảng phát triển nhất thời kỳ này.
Bảo tàng ở Hội An là ngôi nhà hai tầng bằng gỗ xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Nhà được chia làm 3 phần theo lối kiến trúc điển hình của nhà cổ Hội An: gian trước, gian sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh ở sau cùng.
Ngôi nhà này được trùng tu vào năm 1994 và sử dụng làm Bảo tàng gốm sứ Hội An vào năm 1995 như một nơi trưng bày hiện vật và kể các câu chuyện lịch sử của bến cảng Hội An.
Ngôi nhà này ngoài là nơi lưu giữ các cổ vật còn là địa điểm du lịch Hội An nhiều du khách ghé thăm để nghe kể về những câu chuyện của thương cảng Hội An một thời. Đây cũng là minh chứng cho sự phát triển quan hệ giao lưu văn hóa - kinh tế của Việt Nam với quốc tế cũng như thể hiện tầm quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển thời bấy giờ. Vì vậy, bảo tàng này còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An.
5. Khám phá Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An
5.1. Hiểu hơn những câu chuyện của nghề làm gốm sứ
Nếu du khách là người đam mê tìm hiểu lịch sử phố Hội, ngoài ghé thăm Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An, Bảo tàng Hội An chuyên về đồ cổ bằng gốm này cũng là địa điểm không nên bỏ qua.
Tại đây, bạn sẽ có cái nhìn bao quát nhất về nghề gốm. Hiện tại, bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày hơn 450 hiện vật gốm sứ từ thế kỷ VIII - XVIII. Đây là các mẫu vật được người Việt cũng như người Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Cận Đông khi xưa để lại.
Những mẫu đồ cổ như chén, đĩa có niên đại hàng trăm tuổi tuy một số đã vỡ, không còn nguyên vẹn như trước nhưng vẫn có thể giúp người xem cảm nhận những nét đặc trưng độc đáo trong thiết kế với sự kết hợp màu sắc tinh tế. Những cổ vật này gần như khơi gợi trọn vẹn những điều xưa cũ của Hội An hưng thịnh xưa “cửa ngõ của Đàng Trong, thông thương với thế giới bên ngoài”.
5.2. Các hiện vật gốm sứ tại bảo tàng
Bảo tàng gốm sứ Hội An là một địa điểm thú vị giúp du khách có cái nhìn khái quát nhất về hoạt động thương mại gốm sứ nhộn nhịp thời bấy giờ. Những hiện vật như bát đĩa, chén rượu, ấm trà, bình hoa, tranh gốm sứ... với niên đại hàng trăm năm tuổi có hình dạng, kích thước khác nhau đều được tìm thấy ở đây. Những cổ vật gốm sứ Hội An là minh chứng cho sự tài hoa, khéo léo của người Việt từ hơn 2000 năm trước.
Bảo tàng gốm sứ Hội An còn trưng bày rất nhiều món cổ vật do thương nhân thế giới thời xưa mang đến. Đặc biệt là những món đồ gốm sứ cổ Trung Quốc. Du khách có thể chiêm ngưỡng những món gốm sứ cổ thời Minh, gốm sứ cổ thời Thanh vô cùng quý hiếm và được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Ngoài ra, tại Bảo tàng gốm sứ Hội An còn lưu giữ những hiện vật khai quật từ tàu buôn bị đắm tại biển Cù Lao Chàm. Theo ghi chép, tàu trong lúc đi về phía Nam gần đến vùng Cù Lao Chàm thì bị tai nạn và chìm xuống biển. Thân tàu đã nhanh chóng chìm vào lớp bùn, một phần thân và lườn tàu vẫn còn nguyên vẹn.
Rất nhiều cổ vật có kiểu dáng quen thuộc của đồ gốm Việt Nam như đĩa, bình có kích thước lớn, trang trí hoa văn thảo mộc vẫn còn giữ hình dạng ban đầu khi được trục vớt. Những món đồ này có niên đại thế kỷ XV -XVI và được các lò gốm ở miền Bắc Việt Nam sản xuất.
Trong số đó, đáng chú ý là một số món đồ gốm lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam như một chiếc bát hoa lam vẽ rồng. Các chuyên gia cho rằng đây là những món gốm sứ Trung Quốc cổ xưa đang theo tàu buôn chở đi xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á.
Ngoài tham quan các hiện vật, du khách khi đến Bảo tàng gốm sứ Hội An có thể thưởng thức tranh ảnh, các mô hình tái hiện về lịch sử hình thành, các hoạt động thương mại theo từng giai đoạn lịch sử của Hội An. Khu trưng bày này như làm sống lại những hình ảnh hào hùng của Hội An khi xưa, giúp du khách hiểu và yêu thêm lịch sử của vùng đất này.
6. Lưu ý khi tham quan Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An
Khi tham quan Bảo tàng gốm sứ Hội An, du khách cần tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy:
- Mua vé tham quan
- Ăn mặc lịch sự khi tham quan bảo tàng
- Không sờ vào hiện vật
- Những hành vi gây hư hại tài sản trong bảo tàng cần bồi thường
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Nếu có góp ý, yêu cầu, du khách có thể liên hệ với nhân viên quản lý hoặc ghi vào sổ
Để chuyến tham quan Bảo tàng gốm sứ Hội An thêm trọn vẹn, du khách có thể lựa chọn nghỉ ngơi tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An liền kề bãi biển, tiện nghi chuẩn 5 sao, phòng ốc sang trọng. Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An tọa lạc bên bờ biển Bình Minh nguyên sơ dài 1.300m dành cho những du khách yêu thích nghỉ dưỡng biệt lập.
Các villa ở đây đều hướng biển giúp du khách tận hưởng không khí thiên nhiên tươi mới, khoáng đạt. Ngoài ra, những tiện ích như: bể bơi hình sò tràn bờ, nhà hàng An kiến trúc độc đáo… hứa hẹn sẽ làm hài lòng du khách.
>>> Đặt phòng Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An để lưu giữ những khoảnh khắc trọn vẹn của chuyến nghỉ dưỡng
7. Gợi ý địa điểm tham quan gần Bảo tàng gốm sứ Hội An
7.1. Làng gốm Thanh Hà
Bảo tàng gốm Thanh Hà cũng là một điểm dừng chân yêu thích của những du khách đam mê tìm hiểu về gốm sứ. Nơi đây được xem như một bảo tàng gốm ở Hội An dưới dạng làng nghề với lịch sử hơn 500 năm. Du khách tham quan làng có thể chiêm ngưỡng các công trình bằng gốm, tìm hiểu quy trình làm gốm, tự tay làm các món đồ gốm cũng như mua nhiều mặt hàng lưu niệm xinh xắn.
>>> Tìm hiểu thêm về làng gốm Thanh Hà hơn 500 tuổi - nơi lưu giữ nét đẹp cổ kính phố Hội và cùng trải nghiệm không gian làm gốm độc đáo của làng nghề
7.2. Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An chẳng biết từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của phố cổ, kết tinh cả linh hồn của đất và người xứ Hội. Cây cầu 400 năm lịch sử đã đi vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây như mảnh ghép giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Với kiến trúc độc đáo cùng vị trí đắc địa ngay trung tâm phố cổ, chùa Cầu đã trở thành một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Hội An.
7.3. Hội quán Phúc Kiến
Đây là một di tích về tôn giáo, tín ngưỡng được xây dựng bởi những thương nhân Trung Hoa thời bấy giờ. Hội quán cổ kính này là nơi thờ thần, Tiền hiền và nơi các hội đồng hương người Phúc Kiến đến hội họp. Nơi đây mang vẻ đẹp kiến trúc cổ rất độc đáo, với những cảm giác thật sâu lắng mà chỉ khi đến tận nơi, du khách mới có thể cảm nhận được những giá trị đặc biệt đó.
>>> Xem thêm Hội quán Phúc Kiến: Cẩm nang khám phá từ A-Z không nên bỏ lỡ
Bảo tàng gốm sứ Hội An có thể xem như một minh chứng ghi lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Đến với Hội An, du khách đừng quên ghé thăm bảo tàng để chiêm ngưỡng những cổ vật độc đáo cũng như làm sống dậy những cảm xúc về một thương cảng một thời hưng thịnh.